Hướng dẫn xuất viện đối với sinh thiết bằng kim: phổi
Quý vị đã được sinh thiết bằng kim ở phổi. Trong thủ thuật này, một chiếc kim rỗng được dùng để lấy mẫu mô phổi của quý vị. Sau đó, mô được quan sát dưới kính hiển vi. Có một số loại sinh thiết bằng kim khác nhau. Hai loại đó là:
Chọc kim sinh thiết qua da vào ngực và phổi của quý vị. Việc này được gọi là phương pháp tiếp cận qua thành ngực, có nghĩa là qua hoặc xuyên qua ngực (lồng ngực). Việc chụp chiếu chẩn đoán hình ảnh được thực hiện cùng lúc. Việc này giúp chuyên gia chăm sóc sức khỏe tìm được vị trí mà họ muốn lấy mẫu mô. Sinh thiết bằng kim không cần phải rạch vào cơ thể như sinh thiết mở.
Chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ sử dụng kết quả sinh thiết của quý vị để giúp chẩn đoán vấn đề sức khỏe của quý vị.
Chăm sóc tại nhà
-
Có thể cảm thấy vị trí sinh thiết bị tê trong một thời gian nếu quý vị dùng thuốc tê.
-
Sau đó quý vị có thể cảm thấy đau nhức một chút.
-
Thực hiện theo hướng dẫn của chuyên gia chăm sóc sức khỏe về việc tháo băng và tắm vòi sen hoặc tắm bồn.
-
Quý vị có thể buồn ngủ sau sinh thiết nếu quý vị được dùng thuốc giúp quý vị thư giãn (thuốc an thần). Không lái xe cho đến ngày hôm sau hoặc theo hướng dẫn của chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
-
Không nâng vật nặng, leo cầu thang, tập thể dục mạnh hoặc chơi thể thao vào ngày sinh thiết. Quý vị có thể trở lại các hoạt động thường ngày của quý vị theo hướng dẫn của chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
Chăm sóc khi theo dõi
Hãy theo dõi cùng với chuyên gia chăm sóc sức khỏe hoặc theo lời khuyên. Hãy chắc chắn rằng quý vị đặt lịch hẹn với chuyên gia chăm sóc sức khỏe để trao đổi ý kiến về kết quả sinh thiết.
Khi nào cần gọi bác sĩ
Liên hệ với chuyên gia chăm sóc sức khỏe ngay lập tức nếu:
-
Quý vị bị nhiễm trùng. Quý vị có thể bị đỏ, đau, sưng hoặc chảy dịch tại vị trí sinh thiết.
-
Quý vị bị chảy máu tại vị trí sinh thiết đó.
-
Quý vị ho ra máu. Đây có thể chỉ là một lượng nhỏ máu.
-
Quý vị bị sốt từ 100.4°F ( 38°C) trở lên hoặc theo lời khuyên của chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
Gọi 911
Gọi 911 ngay lập tức nếu:
-
Quý vị bị thở dốc, đau khi thở hoặc khó thở. Đây có thể là dấu hiệu của xẹp phổi (tràn khí màng phổi). Tình trạng này có nghĩa là không khí từ phổi rò rỉ vào các khoảng trống giữa phổi và thành ngực.
-
Quý vị có nhịp tim nhanh.
-
Quý vị bị đau nhói ở ngực hoặc ở vai.
-
Móng tay, môi hoặc da có màu xanh, tím hoặc xám.
-
Quý vị gặp khó khăn khi đi bộ hoặc nói chuyện.
-
Quý vị cảm thấy choáng váng hoặc chóng mặt.
-
Quý vị bị chảy máu dữ dội hoặc ho ra một lượng lớn máu.
Online Medical Reviewer:
Chris Southard RN
Online Medical Reviewer:
David A Kaufman MD
Online Medical Reviewer:
Marianne Fraser MSN RN
Date Last Reviewed:
1/1/2025
© 2000-2025 The StayWell Company, LLC. Tất cả các quyền được bảo lưu. Thông tin này không nhằm thay thế cho dịch vụ chăm sóc y tế mang tính chuyên môn. Cần luôn tuân theo sự chỉ dẫn từ chuyên gia chăm sóc sức khoẻ của quý vị.