Health Encyclopedia
Search Clinical Content Search Health Library
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z A-Z Listings

Nhiễm khuẩn Staph (Non-MRSA)

Nhiễm khuẩn staph là do vi khuẩn. Loại vi khuẩn này có tên gọi là Staphylococcus Aureus. Những vi khuẩn này là mầm bệnh thường gặp. Hầu hết những người trưởng thành khỏe mạnh thường có mầm bệnh staph trên mũi và da. Thông thường, chúng không gây bệnh. Nhưng nếu quý vị có vết đứt trên da, tụ cầu khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể và gây nhiễm trùng. Việc nhiễm trùng này có thể gây ra nhiều loại vấn đề. Nó có thể gây nhiễm trùng da nhẹ. Hoặc nó có thể gây nhiễm trùng nặng ở da, mô sâu, phổi, xương và máu.

Nhiễm tụ cầu khuẩn thường tự khỏi. Hoặc có thể dễ dàng điều trị bằng kháng sinh. Nhưng một số vi khuẩn Staph có khả năng kháng một số loại kháng sinh nhất định và khó điều trị hơn. Tờ thông tin sau cho quý vị biết nhiều hơn về nhiễm khuẩn staph và việc quý vị có thể làm để phòng ngừa.

Staph lây lan như thế nào?

Cận cảnh vùng mặt dưới và cổ. Nhiễm khuẩn staph gây đau trên mũi và gần miệng.
Do staph có trong mũi, nhiễm trùng da thường xảy ra gần mũi hoặc miệng hoặc cả hai.

Staph lan qua tiếp xúc da với da với người bị nhiễm. Staph cũng lây lan qua tiếp xúc với các vật thể bị nhiễm bẩn. Các vật thể này có thể bao gồm:

  • Khăn tắm dùng chung

  • Vật dụng gia đình

  • Thiết bị thể thao

Ai có nguy cơ nhiễm khuẩn staph?

Bất kỳ ai đều có thể bị nhiễm khuẩn staph. Một số yếu tố rủi ro làm dễ nhiễm khuẩn staph hơn, chẳng hạn:

  • Sống hoặc tiếp xúc gần gũi với ai đó bị nhiễm khuẩn staph

  • Có vết đau hoặc vết thương hở

  • Có vết đứt hoặc vết thương khác trên da

  • Chơi các môn thể thao va chạm hoặc dùng chung khăn tắm hoặc dụng cụ thể thao

  • Đang hoặc gần đây nằm trong viện hoặc cơ sở chăm sóc dài hạn

  • Phẫu thuật gần đây hoặc điều trị vết thương

  • Có ống luồn thức ăn hoặc ống thông trong cơ thể

  • Lọc máu

  • Có hệ miễn dịch yếu hoặc mắc bệnh nghiêm trọng

  • Tiêm chích ma túy bất hợp pháp

Nhiễm tụ cầu khuẩn có thể gây ra những tình trạng gì?

Nhiễm tụ cầu khuẩn thường bắt đầu trên da quý vị. Nó có thể xuất hiện dưới dạng những cục nhỏ màu đỏ. Chúng có thể trông giống như mụn nhọt hoặc vết nhện cắn. Những vết loét này có thể biến thành nhiễm trùng có mủ (áp xe). Nhiễm tụ cầu khuẩn có thể lây lan sâu hơn vào cơ thể quý vị. Chúng có thể gây ra bất kỳ trong số những tình trạng sau:

  • Nhiễm trùng ở xương (viêm xương tủy), cơ, và các mô khác

  • Nhiễm trùng phổi (viêm phổi)

  • Nhiễm trùng vết thương sau phẫu thuật

  • Nhiễm trùng trong máu (vãng khuẩn huyết)

  • Nhiễm trùng niêm mạc tim và van tim (viêm màng trong tim)

  • Bệnh do tụ cầu khuẩn độc tố (hội chứng sốc nhiễm độc)

  • Mụn nước và da thô (hội chứng bong vảy da)

Chẩn đoán nhiễm khuẩn staph như thế nào?

Chuyên gia chăm sóc sức khỏe của quý vị thường có thể chẩn đoán nhiễm tụ cầu khuẩn dựa trên biểu hiện của nó. Họ có thể lấy mẫu chất dịch rỉ ra từ vết thương. Mẫu này được gửi đến phòng thí nghiệm để phát triển trong môi trường nuôi cấy. Nếu nhiễm trùng nặng hơn, người ta có thể thực hiện các xét nghiệm khác. Có thể xét nghiệm mẫu máu hoặc nước tiểu, chất nhầy từ phổi (đờm) hoặc sinh thiết mô bị nhiễm bệnh. Các mẫu được gửi đến phòng xét nghiệm và kiểm tra tụ cầu khuẩn.

Nhiễm khuẩn staph được điều trị như thế nào?

Nhiễm trùng da nhẹ thường được điều trị bằng ngâm nước ấm và chăm sóc vết thương cơ bản, gồm cả băng bó. Nếu nhiễm trùng nặng hơn, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh. Thuốc này có thể được dùng dưới dạng thuốc viên. Hoặc nó có thể được bôi ngoài da dưới dạng thuốc mỡ. Với trường hợp nhiễm trùng nặng hơn nữa, chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể kê thuốc kháng sinh mạnh hơn, sử dụng qua IV (đường truyền tĩnh mạch). Nếu quý vị có áp xe, nhà cung cấp có thể dẫn lưu nó.

Làm thế nào tôi có thể phòng ngừa nhiễm tụ cầu khuẩn?

Để giảm sự lây lan của nhiễm tụ cầu khuẩn: 

  • Giữ vệ sinh chỗ bị cắt hoặc cào xước và che lại cho đến khi chúng lành.

  • Tránh tiếp xúc với vết thương hoặc băng gạc của người khác.

  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn tắm, dao cạo râu, quần áo hoặc dụng cụ thể thao.

  • Rửa tay sạch sẽ. Luôn rửa tay:

    • Trước và sau khi chế biến và ăn uống

    • Trước và sau khi chăm sóc người bị nôn mửa hoặc tiêu chảy

    • Trước và sau khi chăm sóc vết thương ngoài da

    • Sau khi đi vệ sinh, thay tã, chạm vào động vật hoặc chất thải của động vật, xì mũi, hắt hơi hoặc ho

Mẹo rửa tay sạch:

  • Sử dụng xà phòng và nước sạch. Tạo nhiều bọt xà phòng.

  • Sửa sạch toàn bộ tay, dưới các móng tay, giữa các ngón tay, và lên cổ tay.

  • Rửa tay của quý vị ít nhất 20 giây. Không chỉ lau không. Cọ thật kỹ.

  • Rửa tay kỹ dưới vòi nước sạch.

  • Làm khô tay thật kỹ. Sử dụng khăn giấy để tắt vòi nước và mở cửa.

Mẹo sử dụng gel rửa tay chứa cồn (khi không thể sử dụng xà phòng và nước):

  • Sử dụng nước rửa tay có chứa ít nhất 60% cồn.

  • Sử dụng đủ gel để làm tay ướt hoàn toàn.

  • Cọ nhanh hai tay vào nhau. Làm sạch các mu bàn tay, lòng bàn tay, giữa các ngón tay, và lên cổ tay.

  • Cọ cho đến khi gel biến mất và tay quý vị khô hoàn toàn. Quá trình này mất khoảng 20 giây.

Dùng thuốc kháng sinh đúng cách

Quý vị có thể đã nghe nói về MRSA. Đây là tụ cầu vàng kháng methicillin. Đó là một loại vi khuẩn tụ cầu khó tiêu diệt bằng các loại thuốc kháng sinh từng tiêu diệt nó (kháng thuốc). Điều này có nghĩa là vi khuẩn không thể được điều trị bằng một số loại kháng sinh (chẳng hạn methicillin) có hiệu quả với một số loại staph. Nhưng các loại kháng sinh khác có thể có tác dụng.

Vi khuẩn kháng thuốc có thể bị lây từ những người khác. Hoặc chúng có thể phát triển khi thuốc kháng sinh không được kê đơn hoặc dùng không đúng cách. Việc không dùng đúng cách bao gồm khi kháng sinh:

  • Được dùng lâu hơn mức cần thiết

  • Được dùng không đủ lâu

  • Được dùng khi không cần thiết

Đây là lý do tại sao:

  • Chuyên gia chăm sóc của quý vị có thể không kê đơn thuốc kháng sinh trừ khi họ chắc chắn rằng quý vị cần chúng.

  • Quý vị phải dùng thuốc kháng sinh đúng như lời khuyên của bác sĩ.

  • Quý vị không được bỏ liều.

  • Quý vị cần phải uống thuốc cho đến khi hết thuốc, ngay cả khi quý vị cảm thấy khỏe hơn.

© 2000-2025 The StayWell Company, LLC. All rights reserved. This information is not intended as a substitute for professional medical care. Always follow your healthcare professional's instructions.
Powered by Krames by WebMD Ignite
About StayWell | Terms of Use | Privacy Policy | Disclaimer